Sinh thái và hành vi Thalassoma noronhanum

T. noronhanum có thể sống trong lòng ống của bọt biển[6]. Loài này thường hợp thành những nhóm lớn, gồm một vài con cá đực cùng nhiều cá con và cá cái. Trước khi hoàng hôn buông xuống, T. noronhanum rút vào hang trên các rạn san hô[6]. Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài thủy sinh không xương sốngđộng vật phù du.

Sinh sản

Hành vi sinh sản ở T. noronhanum bắt đầu với sự xuất hiện của một số lượng lớn các cá thể tập trung tại các mỏm đá. Sự sinh sản thực sự diễn ra khi những cá thể bơi lên trên cột nước. Sau khi lên cao khoảng 2 mét, những con cá đảo hướng và quay trở lại tầng đáy, để lại một đám trứng đã thụ tinh trong các cột nước[6].

Sinh sản theo cặp cũng được quan sát ở loài này. Tại đó, một con cá đực trưởng thành bảo vệ một vùng lãnh thổ nhỏ cùng với bầy cá cái trong hậu cung của nó. Cá đực thực hiện hành vi sinh sản lần lượt với từng con cá cái trong bầy, hoàn toàn tương tự như sinh sản theo đàn. Sau khi xong nhiệm vụ, cá cái sẽ rời khỏi đó và một con cá cái khác sẽ bước vào lãnh thổ để đẻ trứng[6].

Làm vệ sinh cho loài cá khác

Cá con T. noronhanum được ghi nhận là có hành vi "dọn vệ sinh" cho những loài cá khác, chủ yếu là nhũng loài cá ăn tảo và ăn sinh vật phù du, nhưng vẫn có một số ít "vị khách hàng" là cá ăn thịt[7]. Các "trạm vệ sinh" được lập bởi những nhóm T. noronhanum khoảng từ 10 đến 450 cá thể (chiều dài khoảng 2–5 cm) trên các mỏm đá và rạn san hô đã được quan sát tại Fernando de Noronha[8]. Tại các trạm, khách hàng được phục vụ là những loài cá không gây hại đến T. noronhanum. Bên cạnh đó, T. noronhanum vẫn có thể làm vệ sinh cho các loài khác ở bên ngoài các trạm, nơi mà "khách hàng" bao gồm cả những loài vô hại và loài ăn thịt[9].

Cá mú Cephalopholis fulva, một loài ăn thịt thường xuất hiện ở gần đáy biển hay trên các mỏm đá, được quan sát nhiều nhất trong số các loài ăn thịt mà cuộc khảo sát này. T. noronhanum được ghi nhận là đã làm vệ sinh cho C. fulva, và chúng cũng bị tấn công bởi C. fulva[10]. C. fulva thường nhắm vào những cá thể T. noronhanum rời khỏi trạm vệ sinh và đang kiếm ăn gầy đáy biển[10]. Bên trong ruột của những cá thể C. fulva được thu thập, người ta tìm thấy một cá thể T. noronhanum đang được tiêu hóa[9].

Đối với những "vị khách" có khả năng đe dọa đến mạng sống, T. noronhanum phục vụ rất nhanh chóng và chỉ tập trung làm vệ sinh ở các phần cơ thể phía sau của các loài khách hàng[9].

Theo sau những loài khác

Hành vi bơi theo sau những loài động vật khác đã được quan sát ở cá cái, cá con và cả cá đực T. noronhanum[11]. Mục đích của việc này là T. noronhanum có thể nhặt thức ăn bay ra trong lúc những loài khác đào xới đất tìm thức ăn[12]. Những loài mà T. noronhanum bơi theo sau đã được quan sát là đồi mồi dứa[13], cá vẹt Sparisoma frondosum, Sparisoma amplumSparisoma axillare cùng nhiều loài cá rạn san hô khác[14]. T. noronhanum cũng có thể bơi theo sau và xé mảnh những chân ống của nhím biển bất cứ khi nào chúng có cơ hội[15].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thalassoma noronhanum http://www.aqua-aquapress.com/pdf/aqua4(3)_Thalass... http://www.boldsystems.org/index.php/TaxBrowser_Ta... //doi.org/10.2305%2FIUCN.UK.2010-4.RLTS.T187787A86... http://www.etyfish.org/labriformes2 http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=101... https://www.fishbase.ca/summary/27235 https://www.academia.edu/178065/The_Noronha_wrasse... https://www.academia.edu/8981969/Cleaning_by_the_w... https://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?s... https://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwt...